Đến tham quan các khu đền, miếu, đình, chùa, không khó để bắt gặp hình ảnh chú Rùa thấp bé đang cõng trên lưng con chim Hạc cao lêu khêu. Ngoài ra, không chỉ ở các đền chùa mà ngay cả những bộ đỉnh đồng thờ gia tiên cũng sử dụng hình ảnh Hạc đứng trên lưng rùa để thờ cúng.
Mặc dù được đặt ở rất nhiều nơi khác nhau, và cũng không còn xa lạ với mỗi chúng ta nhưng không phải ai cũng biết được hình ảnh mang ý nghĩa văn hóa sâu sắc như thế này là gì bởi xoay quanh hình ảnh Hạc đứng trên lưng Rùa đã có rất nhiều những lí giải khác nhau trước đó.
Theo quan điểm của người Việt, Rùa là loài bò sát lưỡng cư, có tuổi thọ rất cao, thường được gọi là cụ rùa, thần rùa. Rùa có thân hình chắc chắn cộng với khả năng sống lâu cho nên được ví như biểu tượng của sự trường tồn. Bên cạnh đó, Rùa là loài vật ăn ít, có khả năng nhịn đói tốt nên được coi là thoát tục.
– Truyền thuyết nói rằng, Hạc là chim tiên sống rất thọ, trong cuốn “Tướng hạc kinh” đã gọi hạc là ” thọ bất khả lượng” (sống lâu không thể tính) hay “hạc thọ thiên tuế” (hạc sống nghìn năm). Cũng chính bởi vậy, nhiều thế hệ sau vẫn dùng hình ảnh chim Hạc như một lời chúc , một mong ước về sự trường thọ.
– Rùa và Hạc là 2 loài vật rất thân nhau. Rùa- loài vật dưới nước, biết bơi. Hạc loài vật trên trời, biết bay. Khi trời làm mưa lũ cả một vùng rộng lớn . Hạc không biết bơi, Rùa đã cho Hạc cưỡi lên lưng, giúp đưa Hạc di chuyển khỏi vùng lũ tới vùng đất cao, khô ráo. Ngược lại, khi hạn hán Hạc giúp Rùa đi tìm tới các ao hồ .Như vậy, hình ảnh đôi Hạc cưỡi lưng Rùa còn thể hiện cho lòng chung thủy, sự tương trợ lẫn nhau vượt qua sự khắc nghiệt của thiên nhiên.
Các góc cạnh sản phẩm:
dd
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.